Top laptop dành cho sinh viên ngành công nghệ thông tin. Việc chọn mua laptop dành cho sinh viên ngành IT, lập trình viên thực sự rất quan trọng. Bạn là sinh viên học công nghệ thông tin và thắc mắc không biết nên chọn dòng máy tính như nào sẽ phù hợp với ngành của mình. Bài viết dưới đây, Văn Khoa sẽ mang đến cho bạn những thông tin về top laptop được đông đảo sinh viên ngành công nghệ thông tin tin dùng.
Mục lục
Yêu cầu về một chiếc laptop để lập trình, IT
Chiếc laptop tốt cho việc lập trình, IT thì cấu hình máy tính thường hiệu suất phải tốt vì thường phải xử lý những tác vụ có các thuật toán phức tạp hoặc giải mã dữ liệu cao. Bộ vi xử lý chip phải từ i5 đến i7 với tốc độ xử lý từ 3 Ghz trở lên. RAM ít nhất phải từ 8GB, ổ cứng từ 500GB đến 1TB để lưu trữ được nhiều dữ liệu.
1. RAM, SSD và tản nhiệt
RAM (bộ nhớ tạm) là một phần cứng quan trọng trong việc lựa chọn laptop cho sinh viên IT, lập trình viên. Để lập trình tốt, bạn cần một bộ RAM với dung lượng lưu trữ càng lớn càng tốt. Một máy tính xách tay thì tối thiểu bộ RAM phải là 8GB đối với phát triển ứng dụng hoặc trò chơi và VR thì phải từ 16GB trở lên vì hầu hết các bạn sẽ thường sử dụng môi trường máy ảo để test các ứng dụng hoặc chương trình đang trong giai đoạn hình thành.
SSD (bộ nhớ lưu trữ) tốc độ cao sẽ làm tăng tốc thời gian đọc ghi dữ liệu lên đĩa, do đó, làm tăng hiệu năng của chương trình. Để tối ưu, bạn nên dùng một ổ SSD để cài hệ điều hành và một ổ HDD để lưu trữ dữ liệu. Nên mua ổ cứng SSD nên có dung lượng từ 500GB – 1TB vì rất tiện trong việc lưu trữ dữ liệu. Còn với ổ cứng HDD nên mua ổ có vòng quay 720rpm và có số SATA 3 là tốt nhất.
Với ngành IT, việc sử dụng bộ nhớ lưu trữ SSD để lập trình các phần mềm là một điều cần thiết giúp tăng tốc độ của máy lên một cách tối đa. Khi tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn gấp 6-8 lần thì việc code của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, không bị gián đoạn bởi các tình trạng lag, đơ hay build một ứng dụng quá lâu.
Laptop cho sinh viên IT, lập trình viên thì phải cần có một chế độ tản nhiệt tốt bởi các bạn phải chạy những phần mềm nặng trong một thời gian dài, nếu máy bị nóng quá lâu có thể dẫn đến hư hỏng các linh kiện bên trong máy.
2. Màn hình và bàn phím
Một chiếc laptop tốt cho sinh viên ngành IT, lập trình viên nên có kích thước từ 14 – 15 inch. Vì công việc lập trình phải thường xuyên nhìn vào màn hình nên với màn hình rộng, rõ thì nhìn vào sẽ tốt hơn, hạn chế tình trạng bị đau mắt. Ngoài ra, không nên mua laptop có màn hình dưới Full HD 1920 x 1080 bởi chất lượng hình ảnh sẽ kém.
Việc Code đòi hỏi lập trình viên cần thao tác nhiều trên bàn phím, do đó, nên ưu tiên những bàn phím gõ êm, thoải mái, rộng và nút bấm nhạy. Và đừng quên lựa chọn những bàn phím có đèn để thuận tiện hơn trong tình trạng làm việc đêm nhé!
3. Hệ điều hành
Hệ điều hành của laptop dành cho sinh viên ngành IT, lập trình viên sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của các bạn, phổ biến là hai hệ điều hành Window và macOS. Nếu bạn là lập trình viên Window thì bạn có nhiều sự lựa chọn. Còn nếu bạn thích hệ điều hành macOS thì chỉ có Macbook để chọn mà thôi.
Top laptop dành cho dân IT, lập trình viên
1. Lenovo ThinkPad P53 – mobile workstation
Dành cho những người tìm kiếm một chiếc laptop giá cả phải chăng, cấu hình mạnh thì Lenovo ThinkPad P53 sẽ là một sự lựa chọn hợp lí. Sự nổi tiếng của Lenovo không chỉ đến từ bàn phím laptop đem lại cảm giác gõ tốt nhất thế giới mà còn là những chiếc máy trạm hoàn hảo. Lenovo ThinkPad P53 là ví dụ điển hình cho sự hoàn hảo đó. Mẫu mobile workstation này có thể “gánh vác” được hầu hết tất cả những tác vụ thiết kế đồ hoạ kiến trúc, cơ khí chuyên nghiệp, lập trình web, coder app nặng, phức tạp, có sử dụng giả lập nhiều, hoặc sử dụng máy ảo với số lượng lớn và nặng.
Về cấu hình, Lenovo ThinkPad P53 được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7-9750H (6 nhân/12 luồng) đi kèm với card đồ họa NVIDIA Quadro T1000 4GB GDDR5, 16GB RAM DDR4 bus 2666 MHz và 512GB SSD m.2 NVMe, tất cả những tác vụ kể trên đều không thể làm khó được Lenovo ThinkPad P53. Hơn hết, sự tối ưu tốt đến từ hệ thống barebone và tản nhiệt (với trang bị hai khe thoát nhiệt ở hai cạnh bên đi kèm với hai khe hút gió lớn được Lenovo bố trí ở cạnh sau của máy), Lenovo ThinkPad P53 có thể hoạt động được trong thời gian dài, thậm chí là nhiều ngày mà không gặp phải bất cứ tình trạng gì liên quan đến hiện tượng quá nhiệt.
2. Dell Inspiron 3501
Dell Inspiron 3501 là dòng máy được trang bị chip Intel Core i5-1135G7 thế hệ 11 mới (4 nhân 8 luồng), mức xung nhịp có thể boost lên 4,2GHz, và 8GB RAM sẵn trong máy và có thể nâng cấp lên 16GB với 2 khe RAM, đáp ứng tốt các tác vụ đa nhiệm và liên tục mỗi ngày. Ổ cứng SSD M.2 PCIe NVMe 256GB cho tốc độ khởi động máy và ứng dụng, phần mềm nhanh chóng. Máy còn cho khả năng nâng cấp tốt với thêm 1 khay SATA 2.5inch.
Nhờ bộ vi xử lý mạnh mẽ cùng ổ cứng SSD siêu tốc, Dell Inspiron 3501 luôn chạy rất nhanh, từ việc khởi động cho đến mở các ứng dụng cũng như hoạt động đa nhiệm, đảm bảo công việc của bạn diễn ra thông suốt.
Ngoài ra, Card đồ họa tích hợp thế hệ mới Iris Xe cũng cho hiệu năng tốt hơn trước đây trong việc xử lý các ứng dụng về đồ họa, thiết kế, và chơi game giải trí nhẹ nhàng. Trang bị bàn phím full size là 1 lợi thế của mẫu laptop văn phòng, dành cho sinh viên ngành IT và lập trình viên.
3. Asus ZenBook 14 UX425EA-KI439T
Một em laptop cực ngon từ ngoại hình đến nội dung tiếp theo không thể bỏ qua đó chính là Asus ZenBook 14 UX425EA-KI439T. Các mẫu laptop Zenbook 14 cao cấp siêu mỏng nhẹ nhưng lại rất mạnh mẽ khi được trang bị bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 11, tiên phong trong hiệu suất đột phá là chiếc laptop di động hoàn hảo. Được tích hợp bộ vi xử lý Intel® Core™ i7-1165G7 sản xuất trên tiến trình 10nm tốc độ tối đa 4.70GHz cực mạnh, bên cạnh đó GPU đồ họa Intel Iris Xe Graphics, cho hoạt động đồ họa được đáp ứng tốt hơn.
Quan trọng hơn là Zenbook 14 có sẵn 16GB LPDDR4X on board và ổ cứng 512GB PCIe® NVMe™ 3.0 x2 M.2 SSD siêu tốc khả năng xử lý cực nhanh mọi tác vụ giúp công việc của bạn diễn ra một cách hoàn hảo, sở hữu được nàng ấy, các bạn sinh viên dân IT, lập trình viên thoải mái hoàn thành mọi công việc.
4. Dell XPS15
Laptop nhà Dell dòng XPS15 là một thiết kế tuyệt vời dành cho dân IT, lập trình viên vì có tất cả những thứ cần thiết mà bất kỳ lập trình viên máy tính nào cũng muốn vào năm 2020. Với ổ SSD 1TB lớn hơn để lưu trữ và 16GB RAM thì đây là một sự tuyệt vời của chiếc laptop này có được.
Một thay đổi được chào đón khác trên XPS 15 là tỉ lệ màn hình 16:10. Màn hình cảm ứng làm từ kính Corning Gorilla Glass 6 này có độ phân giải 3840 x 2400 pixel, một trong những độ phân giải cao nhất bạn có thể thấy trên một chiếc laptop tiêu dùng. Nó có sự khác biệt lớn so với màn hình 16:9. B
Hiệu suất cho mọi hoạt động I/O được tăng lên bởi SSD, đặc biệt là so với máy tính xách tay sử dụng ổ cứng. Cùng với hiệu suất laptop này khởi động nhanh hơn. Các tập tin và các chương trình tập lệnh cần đọc và ghi vào đĩa xử lý nhanh hơn nhiều và tập lệnh sẽ biên dịch nhanh hơn nhiều so với trên ổ cứng.
Bài viết bên trên, Văn Khoa đã mang đến cho bạn một số thông tin về yêu cầu trong một chiếc laptop của một sinh viên ngành IT, lập trình viên và một số dòng laptop ưu việt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được một “người bạn đồng hành” trong suốt quá trình học tập và làm việc.