Trong vài năm gần, các nhà sản xuất dần sử dụng màn hình OLED trên các thiết bị của mình. Asus, Dell, Hp, Lenovo,…. đều đã trang bị màn hình OLED trên các thiết bị của mình. Asus gần như là tiên phong trong việc đem màn hình OLED xuống các thiết bị thấp cấp (Vivobook). Cùng với Văn Khoa tìm hiểu về xu hướng này nhé.
Mục lục
Màn hình OLED là gì, tại sao nó lại là công nghệ tương lai?
OLED là viết tắt của “Organic Light Emitting Diode”. Có thể tạm dịch là đi-ốt phát quang hữu cơ. Màn hình OLED có những ưu điểm vượt trội khi so sánh với một màn hình LED thông thường có thể kể đến như: Độ chuẩn xác màu cao hơn, độ tương phản cao, đạt được màu đen tuyệt đối góc nhìn rộng hơn và có thể bẻ gập uống cong. Tuy vượt trội là vậy nhưng màn hình OLED vẫn có những điểm yếu hiện hữu như độ sáng thấp hơn so với màn hình IPS (IPS có thể đạt trên 1000 nits nhưng OLED laptop chỉ có thể lanh quanh 600 nits). Giá thành của màn OLED đắt hơn IPS nên cũng là một rào cản không nhỏ đối với người dùng. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của màn hình OLED là tình trạng Burn-in trong thời gian dài sử dụng.
Nguyên nhân của hiện tượng Burn-in
Bởi vì các vật liệu được sử dụng trong tấm nền này là hữu cơ, chúng sẽ xuống cấp dần. Ánh sáng này sẽ dần dần mờ đi trong suốt tuổi thọ của sản phẩm. Hiện tượng burn-in (hoặc lưu ảnh vĩnh viễn) của OLED đề cập đến sự suy thoái dần dần của các điểm ảnh. Việc lưu giữ hình ảnh vĩnh viễn trên màn hình OLED là do sự suy giảm không đồng đều của các điểm ảnh mà màn hình hiển thị. Nó xảy ra khi một tập hợp pixel cụ thể bị suy giảm ở một mức độ khác với những pixel xung quanh chúng. Đơn giản mà nói thì thì các hình ảnh tĩnh khi hiển thị quá lâu trong một khu vực nhất định của màn hình sẽ lưu lại điểm ảnh mờ trên màn hình và lâu dần điều này có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng hiển thị của màn hình.
Các công nghệ giảm thiểu hiện tượng “Burn-in” của nhà sản xuất màn hình
Để khắc phục hiện tượng “Burn-in”, các nhà sản xuất đã cung cấp một số công nghệ để giảm thiểu. Hiện tại có ba cách chính: di chuyển hình ảnh, làm mờ các phần hình ảnh tĩnh và giới hạn độ sáng của màn hình..
Pixel shifting – Di chuyển các hình ảnh liên tục
Một trong những kỹ thuật đầu tiên và vẫn còn áp dụng rộng rãi trên các tầm nền OLED ngày nay là di chuyển các pixel theo một quỹ đạo nhất định. Về cơ bản, điều này liên tục bao quanh hình ảnh xung quanh một hoặc hai pixel để không có pixel nào trong tấm nền OLED hiển thị với nội dung hình ảnh giống hệt nhau. Đa số các màn hình OLED hiện nay đều mặc định được nhà sản xuất trang bị tính năng này.
Giảm cường độ hiển thị của ảnh tĩnh
Một cách khác để giảm thiểu tình trạng burn-in được sử dụng trong những năm gần đây là làm mờ hình ảnh ở một khoảng màn hình nhất định. Các nhà sản xuất sẽ phân tích nhu cầu sử dụng để xác định các hình ảnh tĩnh và giảm nhẹ độ sáng và cường độ sáng của khu vực đó. LG – người đi tiên phong trong lĩnh vực màn hình OLED đã phát minh ra tính năng này và từ đó công nghệ này dược áp dụng rộng rãi trên màn hình OLED.
Giới hạn độ sáng màn hình ở mức thấp
Cũng tương tự như làm mờ hình ảnh hay giảm độ sáng ở một khoảng nhất định thì nhiều nhà sản xuất chọn cách tự động giới hạn độ sáng của màn hình ở một mức nhất định để tăng tuổi thọ cho tấm nền. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng và không quá phổ biến trong các nhà sản xuất màn hình.
Công nghệ độc quyền của samsung hiện tại
Samsung sử dụng thuật toán để chỉ ra các điểm ảnh bị suy giảm chất lượng trong quá trình sử dụng. Sau đó tăng lượng điện được cấp cho các điểm ảnh này. Điều này sẽ đảm bảo các điểm ảnh này vẫn sẽ duy trì được độ chuẩn xác màu sắc cũng như vẫn có độ sáng như một điểm ảnh thông thường. Đây là công nghệ được áp dụng trên tấm nền Samsung E4 và đây cũng là tấm nền cao cấp nhất sử dụng trên laptop hiện nay. Một số mẫu laptop sử dụng tấm nền E4 như: Dell XPS 13 Plus, Asus Zenbook Series, Lenovo Yoga Slim 7 Pro, Xaomi Mi Notebook Pro,….
Màn hình OLED hiện nay đã đủ bền
Các giải pháp được những nhà sản xuất đưa ra chỉ là một cách tạm thời để hạn chế hiện tượng burn-in. Điểm cốt lõi ở đây vẫn là nâng cao chất lượng ban đầu của các điểm ảnh. Đáng mừng là những phát triển công nghệ gần đây trong các tấm nền OLED đã hạn chế hiện tượng hiện tượng burn-in xuống mức thấp nhất có thể. Chìa khóa của hiện tượng burn-in là quản lý nhiệt. Nhiệt là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến của vật liệu hữu cơ của OLED. Một số nhà sản xuất OLED còn thêm cả bộ tản nhiệt thụ động riêng cho các màn hình OLED cao cấp nhằm giảm thiểu hiện tượng này.
Việc lựa chọn một mẫu laptop trang bị tấm nền OLED bây giờ đã khả thi hơn trước. Việc này sẽ đem đến trải nghiệm hiển thị tốt nhất có thể cho người dùng và tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với IPS trước đây. Tuy nhiên công nghệ màn hình OLED vấp phải sự cạnh tranh đến từ màn hình Mini LED đã được trang bị trên những mẫu Macbook Pro hay Lenovo Legion 7 2022. Mini LED vẫn đem đến một độ tương phản cao (tuy không bằng OLED), màu đen sâu so với IPS, dải màu tốt và thậm chí có độ sáng tối đa cao hơn khi so sánh với màn hình OLED. Và điều đặc biệt là không bị Burn-in như màn OLED. Tuy nhiên với sự phải triển hiện tại, các nhà sản xuất đang ngày một hoàn thiện tấm nền OLED của mình lên mức tối đa. OLED vẫn là tấm nền có chất lượng hiển thị tốt nhất thời điểm hiện tại mà người dùng có thể tìm được.
Văn Khoa phân phối các mẫu laptop chính hãng và xách tay giá cả tốt, hậu mãi sau bảo hành. Khách hàng có nhu cầu mua sắm các sản phẩm laptop liên hệ 0941 717 838 để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Văn Khoa - Call Center : 0941 717 838 Số 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Quận 1