IBM Thinkpad đến những chiếc X1 Carbon ngày nay. Khi nhắc tới ThinkPad, chúng ta nghĩ ngay đến đây là một chiếc laptop doanh nhân, sở hữu thiết kế chắc chắn và sang trọng, hiệu năng cao cùng nhiều tính năng hữu ích. Vậy bạn đã biết trong hơn 30 năm qua, ThinkPad đã trải qua những gì không? Cùng Văn Khoa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Khởi nguồn của ThinkPad
ThinkPad khởi nguồn từ câu slogan của IBM – “THINK” – do Thomas J. Watson, Sr đặt ra vào năm 1920. Thời điểm đó, IBM chỉ cho thuê máy tính chứ không bán, và mỗi máy tính đều kèm theo một tấm nhựa xanh có ghi chữ “THINK” đặt ở bàn điều khiển. Một nhân viên của IBM – Denny Wainwright – đã đề xuất tên gọi ThinkPad và nhanh chóng bị phản đối. Tuy nhiên với sự khen ngợi và thích thú của công chúng, chữ Thinkpad cuối cùng được giữ lại.
ThinkPad được biết đến với thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn, tông màu đen chủ đạo, hiệu năng ổn định. Nó đặc biệt được ưa thích bởi các doanh nghiệp và khi ra đời từ tháng 10 năm 1992, nó đã mang lại thành công lớn cho IBM trong suốt thập kỷ đó.
ThinkPad được phát triển đầu tiên tại IBM Yamato Facility Nhật Bản, cha đẻ có dòng máy này là Arimasa Naitoh. ThinkPad ra đời nhằm cạnh tranh với hai thương hiệu lớn lúc bấy giờ Toshiba và Compaq. Hiện tại, Arimasa Naitoh đang là Phó chủ tịch bộ phận kinh doanh PC và Smart Deivices của Lenovo.
Lịch sử những chiếc Thinkpad đầu tiên
Chiếc ThinkPad đầu tiên ra đời không phải là một chiếc laptop truyền thống. Tháng 4/1992, ThinkPad 700T có màn ra mắt thất bại dù là 1 máy tính bảng trang bị cấu hình vi xử lý Intel 386SX/20, RAM 4/8 MB, lưu trữ thể rắn dung lượng 10 MB, có màn hình STN (super-twisted nematic) kích thước 10 inch, đơn sắc, độ phân giải 640 x 480. Tuy nhiên từ thất bại đó, hãng tiếp tục cho ra dòng ThinkPad 700C có bộ khung đen bóng, các cạnh vuông vức và màn hình TFT màu 10.4 inch. ThinkPad 700C đánh bại hoàn toàn các đối thủ thời điểm đó vì có màn hình màu thay vì đơn sắc và thiết kế cồng kềnh.
Không phải là thiết bị đầu tiên trang bị TrackPoint, nhưng ThinkPad 700C lại cho cảm giác tốt nhất (TrackPoint cho phép người dùng điều khiển con trỏ chuột). Đến tận bây giờ, các mẫu Thinkpad vẫn giữ lại nút TrackPoint đặc trưng này. ThinkPad 700C mang lại làn gió mới cho thị trường laptop lúc bấy giờ: màn hình màu, bàn phím lớn và TrackPoint mượt mà.
Thinkpad 550BJ có lẽ là chiếc máy tính đặc biệt nhất của thương hiệu này. Máy được ra đời vào năm 1993 và IBM đã tích hợp cả máy in Canon Bubble Jet vào thân máy. Tuy nhiên điều này lại làm kích thước máy lớn hơn và nặng hơn rất nhiều. Tất nhiên vì sự bất tiện đó, Thinkpad 550BJ đã không được đón nhận bởi người dùng, IBM chỉ giới hạn bán tại Nhật Bản và không còn phiên bản kế nhiệm nào từ dòng này.
Tiếp tục cải tiến và đem đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng, IBM ra mắt Thinkpad 500 vào 6/1993 với bộ khung nhỏ hơn so với ThinkPad 700C nhưng hiệu năng lại hoàn toàn vượt trội. Máy sở hữu vi xử lý IBM 486 SLC 2 xung 50 Mhz so với 25 Mhz trên mẫu 700C. Dung lượng RAM vẫn là 4/8MB nhưng không gian lưu trữ lớn hơn, 170MB so với 120MB. Màn hình đơn sắc của Thinkpad 500 có kích thước chỉ 7.24 inch và độ phân giải 480 x 360 px.
Thinkpad 750P chính là tổ tiên của dòng Yoga hiện nay. Máy có màn hình DSTN đơn sắc, kích thước 9.5 inch độ phân giải 640 x 480 và có cảm ứng lực. Màn hình cảm ứng cho phép người dùng thực hiện nhập liệu bằng bút. Có thể nói là IBM cũng đã rất nỗ lực để cải tiến và phát triển các mẫu laptop của mình trông hiện đại và hợp với xu hướng hơn.
Thinkpad 755CD là sản phẩm đầu tiên mà IBM đưa vào ổ quang, nó tiếp tục được tích hợp cho đến năm 2013 khi Thinkpad T440 đã loại bỏ tiện ích này. Thinkpad 701C với thiết kế siêu độc lạ có bàn phím chia làm 2 nửa, và cơ chế xoay để ghép chúng lạ với nhau như một cánh bướm. Thiết kế này đã được nằm trong bộ sưu tập kiểu dáng công nghiệp và được đặt trong Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thành phố New York, Mỹ.
Ngủ quên trên chiến thắng
ThinkPad Series thực sự đã mang đến nhiều thành công cho IBM trong những năm 90. Tuy nhiên việc ăn mày quá khứ và thiếu đi tính sáng tạo, các sản phẩm của IBM dần trở nên không hợp xu thế và đưa hãng đến bờ vực khó khăn.
ThinkPad Series được ra mắt, trong đó mẫu máy T20 sản xuất 5/2000 được nhiều chuyên gia công nghệ khen ngợi về ngoại hình mỏng nhẹ nhưng lại có hiệu suất cực cao nhờ Intel Pentium III. Dòng Thinkpad X20 thậm chí còn mỏng hơn nhưng phải đánh đổi về hiệu năng. Thinkpad A20P có cấu hình Pentium III, card đồ họa ATI Rage Mobility 128 với 16 MB VRAM, màn hình TFT 15 inch, độ phân giải 1400 x 1050. Các dòng ThinkPad Series từ trước tới nay đều có bản kế nhiệm. Trong đó, T Series hướng đến sự cân bằng, X Series thiên về tính di động và A Series dành cho những ai cần hiệu năng cao.
Bước sang những năm đầu thế kỷ mới, dòng Thinkpad mất dần đi tính sáng tạo, các thiết kế mới bị lặp lại, một số trở nên không có ích với người dùng. Điển hình là ThinkPad TransNote, một chiếc notebook computer tích hợp với 1 cuốn notebook, dĩ nhiên nó bị khai tử ngay sau đó.
Năm 2004, IBM báo lỗ hàng tỉ USD ở bộ phận kinh doanh máy tính, dẫn đến quyết định bán toàn bộ dòng sản phẩm cũng như thương hiệu ThinkPad cho Lenovo. Giao dịch hoàn tất vào tháng 5/2005 và Lenovo bắt đầu hoạt động, đưa ThinkPad trở lại thời kỳ đỉnh cao.
Sự hồi sinh nhờ thay đổi và theo kịp thời đại
Vào tháng 1/2006, mẫu ThinkPad T60 ra mắt và cũng là mẫu đầu tiên kể từ khi Lenovo tiếp quản. Thực sự mà nói thì ThinkPad T60 không có nhiều cái mới, nhưng chỉ một thay đổi nhỏ lại dẫn đến thành công lớn đó chính là việc sử dụng vi xử lý đa nhân. Khi mà người dùng ngày càng cần nhanh, các ứng dụng ngày càng nặng thì CPU Intel Core Duo và Core 2 Duo là một sự lựa chọn tuyệt vời. Con chip đa nhân được trang bị trong bộ khung hợp kim magnesium, tỉ lệ màn hình 4:3 đã chinh phục người dùng. ThinkPad T60 tốt đến nỗi nó đã vực dậy cả một thương hiệu ThinkPad Series, được coi là sự khởi đầu mới của Hãng. Tiếp sau đó là hàng loạt các sản phẩm như ThinkPad X60 (siêu di động), ThinkPad T60p (thiên về hiệu năng) và ThinkPad Z61p. Năm 2007, Lenovo tiếp tục có thêm lợi nhuận từ ThinkPad T61, ThinkPad X61 cùng các phiên bản khác.
Lenovo cải tiến T60/T61 thành T400 với màn hình rộng để theo kịp xu hướng. Khi mà các hãng máy tính khác đã dần chuyển sang màn lớn hơn 16:10 thì những tín đồ trung thành của Thinkpad vẫn hy vọng hãng giữ tỉ lệ 4:3 truyền thống, vì vậy T400 tạo nên nhiều tranh cãi. Các dòng X Series cũng được nâng lên màn lớn hơn, điển hình là X200.
Vào năm 2008, Lenovo ra mắt dòng ThinkPad W Series với model W500 và W700, là dòng máy trạm hiệu năng cao. ThinkPad W700 có cấu hình Intel Core 2 Extreme QX9300 và đồ họa NVIDIA QuadroFX 3700M. Vài tháng sau, phiên bản W700DS ra mắt với 2 màn hình TFT 10.6 inch, độ phân giải 1280 x 768.
Tháng 6/2009, ThinkPad T400s ra đời và vẫn còn là dòng phổ biến cho đến ngày nay. Sự kết hợp của sự gọn nhẹ T Serie và di động của X Series đã mang đến thành công nhất định cho Lenovo.
Dù có nhiều tranh cãi và không hài lòng từ khách hàng sau nhiều thay đổi trên các dòng laptop của mình, Lenovo vẫn gặt hái được những thành quả đáng giá. ThinkPad laptop ngày nay mỏng và nhẹ hơn, bàn phím và hiệu năng ổn định.
ThinkPad X1 Series – tiêu chuẩn của dòng laptop doanh nhân
Vào năm 2011, ThinkPad X1 được Lenovo cho ra mắt như lời đáp trả những mẫu Ultrabook mỏng nhẹ điển hình là Macbook Air. Thinkpad X1 và T430 là những mẫu máy đầu tiên góp phần đưa bàn phím chiclet phổ biến hơn. Chiclet là bàn phím kiểu mới, có các phím cao hơn và cách xa nhau hơn tránh gõ nhầm. Sự khởi đầu bao giờ cũng gian nan, X1 nhận nhiều ý kiến trái chiều, có khen có chê. Tuy nhiên đột phá là vào năm 2012, ThinkPad X1 Carbon được công bố và dường như ngập ngụa trong cơn mưa lời khen.
ThinkPad X1 Carbon với màn hình độ phân giải cao 14 inch, có lớp phủ chống chói, tái tạo màu sắc trung thực hơn và độ sáng cao hơn người tiền nhiệm. Điểm đặc biệt là khung máy sử dụng sợi Carbon nên tổng thể nó nhẹ hơn các mẫu laptop đời đầu.
Tiếp đến là các mẫu X1 Carbon Touch với màn hình cảm ứng 14 inch 1600x 900, kế thừa hầu như toàn bộ những gì tuyệt vời nhất của người anh em ThinkPad X1 Carbon. X1 Carbon Touch có đèn nền phím hỗ trợ gõ chữ trong bóng tối, touchpad mượt mà và chất lượng tốt hơn. Năm 2014, ThinkPad X1 Carbon thế hệ 2 trang bị Adaptive Keyboard cảm ứng (các hàng phím F1 đến F12), tuy nhiên không được đón nhận lúc bấy giờ. Nhưng nó lại là một trào lưu mới trong thời điểm hiện tại, giống như Macbook Pro và XPS 13 Plus.
ThinkPad X1 và ThinkPad X1 Carbon vẫn được cập nhật như thường lệ cho đến năm 2018, ThinkPad X1 Extreme ra đời trở thành mẫu Thinkpad tuyệt vời nhất nhờ khả năng nâng cấp RAM và Intel Core i HQ Series mạnh mẽ. X1 Extreme thế hệ 2 sau đó có màn OLED siêu đẹp. Liên tục được nâng cấp những thứ mới mẻ, ThinkPad X1 Extreme Gen 4 vừa được ra mắt trong năm qua, sở hữu cấu hình khủng cùng bộ khung cứng cáp hứa hẹn sẽ là sự bùng nổ của Thinkpad trong thời gian tới.
Tại CES 2022, Lenovo đã công bố mẫu ThinkPad X1 Carbon Gen 10th với màn hình OLED siêu thực và mạnh hơn bao giờ hết. Hãy cùng đón chờ siêu phẩm này ra mắt nhé!
Với 30 năm lịch sử phát triển, phải bán mình để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, thương hiệu Thinkpad đã tạo nên một cộng đồng fan trung thành và sự tin tưởng của nhiều người dùng nhất định. Chúng ta đang có những chiếc Thinkpad doanh nhân, hiệu năng cao và độ ổn định được xác nhận. Bàn phím huyền thoại, trackpoint đặc trưng, màn hình liên tục được cải tiến qua nhiều phiên bản. Tuy nhiên, Thinkpad vẫn phải cố gắng hơn trong thời gian tới khi mà công nghệ ngày càng phát triển, đòi hỏi sự nhạy bén nếu không, một Thinkpad của IBM hay một Nokia sẽ lại xuất hiện.
Văn Khoa - Call Center : 0941 717 838
Số 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Quận 1