Trên laptop hiện nay, màn hình là thành phần đang được quan tâm bên cạnh cấu hình. Bên cạnh một cấu hình đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng, thì màn hình là nơi ta tiếp xúc thường xuyên nhất. Một tấm nền chất lượng tốt sẽ tăng trải nghiệm sử dụng, tăng hiệu ứng thị giác. Trong vài năm trở lại đây, màn hình trên laptop luôn được ưu tiên phát triển nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng. Hãy cùng với Văn Khoa tìm hiểu các công nghệ màn hình có trên laptop hiện nay nhé.
Màn hình TN
Màn hình TN, viết tắt của “Twisted Nematic” là màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên hay được gọi là công nghệ màn hình phẳng đầu tiên, được ra mắt vào năm 1970.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Tuổi thọ tấm nền dài nhất.
- Tốc độ phản hồi nhanh.
Nhược điểm:
- Khả năng hiển thị kém.
- Góc nhìn hẹp.
Các sản phẩm sử dụng: Laptop giá rẻ (Khoảng giá dưới 10 triệu đồng).
Tấm nền IPS
Được viết tắt là “In-Plane Switching” là công nghệ đang được ưa chuộng nhất trên thị trường. Màn hình IPS được phát triển bởi hãng Hitachi vào năm 1996 nhằm khắc phục nhược điểm cố hữu của công nghệ màn hình TN gặp phải như có góc nhìn và dải màu hẹp.
Được sử dụng phổ biến trong các thiết bị màn hình hiện tại như: Tivi, Laptop, Smartphone, màn hình,…
Ưu điểm:
- Góc nhìn rộng lên đến 178 độ.
- Khả năng bao phủ màu rộng (Lên đến 10 bit màu và 100% dải DCI-P3).
- Độ bền cao.
Nhược điểm:
- Tốc độ phản hồi không được nhanh như tấm nền TN.
- Tiêu hao điện hơn 15% so với tấm nền TN.
- Dễ xuất hiện hiện tượng hở sáng.
Một số mẫu laptop sử dụng: Dell Latitude, Dell XPS, Dell Precision, Hp Envy,…
Tấm nền VA
Được viết tắt từ cụm từ “Vertical Alignment”. Về cơ bản, màn hình IPS và VA có cùng chung cách thức hoạt động là lấy nguồn sáng từ đèn nền qua lớp tinh thể lỏng và lớp lọc màu để tạo ra hình ảnh, nhưng cách thức sắp xếp điểm ảnh của từng công nghệ lại đem đến sự khác biệt trong chất lượng hình ảnh. Cụ thể, các điểm ảnh của panel IPS được xếp ngang, còn của VA là xếp dọc. Do cách sắp xếp điểm ảnh khác nhau nên giữa chúng có sự khác biệt.
Ưu điểm:
- Khả năng hiển thị màu sắc của VA tốt hơn TN nhưng kém hơn khá nhiều khi so với IPS.
- Độ tương phản màu sắc tốt hơn IPS.
Nhược điểm:
- Độ bền thấp.
- Tốc độ phản hồi chậm.
Một số mẫu laptop sử dụng: Dell Gaming, Dell Inspirion,…
Tấm nền Mini LED
Về cơ bản, Mini LED cũng được cấu tạo dựa trên tấm nền LCD. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa Mini LED và ba tấm nền phía trên là kích thước bóng đèn LED của chúng. Với màn hình LED, kích thước bóng đèn là 1000 micromet, trong khi ở Mini LED ta lại có con số 200 micromet. Do khả năng thu nhỏ kích thước bóng đèn nền, Mini LED có mật độ bóng đèn dày đặc hơn màn LED truyền thống.
Có một công nghệ cũng đang được phát triển gần đây là Micro LED, Micro LED có kích thước bóng nhỏ hơn Mini LED (một bóng khoảng 100 micromet). Nhưng nếu như Mini LED chỉ có tác dụng như một cái bóng đèn thì Micro LED có nhiều nhiệm vụ hơn. Nó vừa là chỗ tạo ra ánh sáng, vừa là chỗ hiển thị hình ảnh, và bổ sung cả màu sắc. Lúc đó nó sẽ thay thế cho các chip LCD truyền thống. Một pixel của Micro LED sẽ được cấu thành từ các “subpixel” màu RGB. Tác dụng của nó rất gần với OLED vì từng pixel có thể được tắt bật dựa theo hình ảnh, và được xảy ra với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên Micro LED vẫn đang có giá thành đắt đỏ nên việc vẫn chưa được áp dụng vào laptop.
Ưu điểm:
- Khả năng hiển thị màu đen tốt.
- Độ bao phủ màu cao.
- Độ sáng cao (Lên đến 1000 nits).
Nhược điểm:
- Giá thanh cao.
- Có thể bị blooming.
Một số mẫu laptop sử dụng: Hiện nay trên laptop chỉ có một số thiết bị được trang bị công nghệ này như Macbook Pro 14 và Macbook Pro 16 mới nhất của Apple. Laptop Windows có MSI Creator 17, Legion 7 2022 và ROG Zephyrus Duo 16.
Tấm nền OLED
OLED là viết tắt cho cụm “Organic Light Emitting Diode” – Điốt phát quang hữu cơ. Về chất lượng hiển thị thì nó tốt hơn bất cứ loại màn hình LED nào đang có hiện tại và cũng là loại màn hình duy nhất không phụ thuộc vào tấm tinh thể lỏng (LCD). Đối với màn hình OLED, mỗi pixel đều có khả năng tự phát sáng và bật tắt độc lập, vì vậy màn hình OLED có thể tạo ra đến hàng triệu vùng local-dimming. Chính vì thế, trên màn hình OLED bạn sẽ thấy màu đen của nó cực kì sâu và độ tương phản của nó cũng cao hơn bất kì loại màn hình sử dụng công nghệ LED nào đang có. OLED cũng đem lại một độ bao phủ màu cực rộng và độ bão hoà màu cao. OLED cũng sẽ không bị tình trạng blooming như mini LED.
Ưu điểm:
- Khả năng hiển thị màu đen tuyệt đối.
- Tiết kiệm điện.
- Độ tương phản và khả năng bao phủ màu sắc tốt nhất.
Nhược điểm:
- Giá thành cao nhất.
- Bị Burn-in sau thời gian dài sử dụng.
Một số laptop sử dụng tấm nền OLED: Dell XPS 13 9310, XPS 13 Plus, Asus Zenbook, Lenovo Yoga,…
Văn Khoa - Call Center : 0941 717 838
Số 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Quận 1